1. Quản lý quy trình PTH: Lập kế hoạch sản xuất cho công đoạn PTH, đảm bảo sản phẩm được sản xuất đúng tiến độ và đạt chất lượng yêu cầu. Quản lý, giám sát toàn bộ các quy trình mạ lỗ, lắp ráp linh kiện, và hàn linh kiện PTH. Kiểm soát các thông số kỹ thuật của máy móc để đảm bảo sản xuất hiệu quả.
2. Đảm bảo chất lượng: Phối hợp với bộ phận QA/QC để kiểm tra chất lượng sản phẩm sau công đoạn PTH. Phân tích, xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh để giảm tỷ lệ lỗi và cải tiến quy trình sản xuất.
3. Quản lý nhân sự: Tổ chức và phân công công việc cho đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên trong phòng PTH. Đào tạo nhân viên về các quy trình kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến công đoạn PTH.
4. Bảo trì và cải tiến thiết bị: Theo dõi và lập kế hoạch bảo trì định kỳ cho máy móc và thiết bị sử dụng trong công đoạn PTH. Đề xuất các cải tiến kỹ thuật để tối ưu hóa hiệu suất sản xuất.
5. Báo cáo và phối hợp: Báo cáo định kỳ với Ban giám đốc về tình hình sản xuất, năng suất, chất lượng, và các vấn đề liên quan. Phối hợp với các phòng ban khác như thiết kế, kho, và SMT để đảm bảo sản xuất liên tục và đúng kế hoạch.